Bón phân qua lá phần 2

Hôm nay, ngọc điểm tết sẽ tiếp tục chia sẻ đến các bạn cách bón phân qua lá. Trong các điều kiện khi sự hấp thụ dinh dưỡng qua bộ rễ và chuyển dịch chúng bên trong cây không thể thực hiện hoặc bị hạn chế, phương pháp bón phân qua lá có thể là một giải pháp.

3. Tại sao xử dụng phương pháp BPQL

Trong phần này, những sự kiện chính dẫn đến tình trạng hạn chế hấp thu dinh dưỡng từ bộ rễ và chuyển vận chúng bên trong cây được đề cập, và những giải pháp để ngăn ngừa và khắc phục tình trạng thiếu dinh dưỡng cũng sẽ được trình bày. Đó là cách trả lời cho những câu hỏi “Tại sao”, “Khi nào” thì áp dụng BPQL.

– Những yếu tố giới hạn khả năng hấp thu ở bộ rễ và chuyển vận bên trong cây

Hiện tượng thiếu dinh dưỡng xảy ra khi khả năng hấp thu của bộ rễ bị giới hạn hoặc bị ngăn cản trong một thời gian, do đó không đủ để cung cấp theo nhu cầu của cây. Những sự kiện liên quan tới vùng rễ có thể kể như sau:

Rễ bị tổn thương

  • Do bị bệnh (tuyến trùng chẳng hạn).
  • Tổn thương cơ học (do xới xáo khi chăm bón làm đứt rễ).

Những điều kiện của đất không hữu hảo cho bộ rễ hấp thu dinh dưỡng

  • Chất dinh dưỡng bị bất động hoá do các vi sinh vật.
  • Bị cố định do môi trường đất và các chất hữu cơ.
  • Sự nhiễm mặn (độ EC quá cao sẽ giới hạn khả năng hấp thụ nước của rễ cây).
  • Sự bất động liên hệ tới độ pH (sự oxy hoá gây ra cho các kim loại ở độ pH cao hoặc sự bất động của Mo ở pH thấp).
  • Sự bất cân đối dinh dưỡng trong đất (sự đối kháng giữa các ion như K và Ca).
  • Thiếu oxy (đất quá ướt).
  • Sự hoạt động của rễ thấp (nhiệt độ thấp quanh vùng rễ trong thời kỳ ra hoa và đậu trái).
  • Thiếu nước để các chất dinh dưỡng ngấm vào (quá khô).

bon-phan-qua-la-phan-2 Bón phân qua lá phần 2

– Nhu cầu dinh dưỡng ở đỉnh cao

Trong suốt thời kỳ phát triển trái nhanh, nhu cầu dinh dưỡng vượt quá khả năng cung cấp mặc dù đất trồng rất màu mỡ. (Brown, 1999).

Bón phân qua lá cũng có thể được chỉ định khi nhu cầu tập trung dinh dưỡng vào các vị trí chuyên biệt bên trong cây vượt quá khả năng phối trí dinh dưỡng bên trong cây.

Điều này thường xảy ra nhất trong những vùng trọng điểm của các loại trái cây lớn hoặc các chùm đậu và liên quan tới cả hai sự kiện là nhu cầu tập trung cao độ vào một vùng chuyên biệt nhiều nguyên tố trong trái cây như N và K và hệ qủa của khả năng cơ động thấp của các mô libe đối với một số nguyên tố nào đó, như Ca và B chẳng hạn.

Khả năng cơ động các nguyên tố bên trong cây cũng có thể bị hạn chế nếu hoa phát triển trước lá và do đó dẫn đến tình trạng hạn chế sự chuyển dịch dinh dưỡng trong các mô mao dẫn.

Trong các thời kỳ hạn hán hoặc ẩm độ không khí cao cũng có thể hạn chế sự chuyển vận trong các mạch mao dẫn và ngăn cản sự phân phối các dưỡng chất bất động bởi các mô libe.

Trong các điều kiện này khi sự hấp thụ dinh dưỡng qua bộ rễ và chuyển dịch chúng bên trong cây không thể thực hiện hoặc bị hạn chế, phương pháp bón phân qua lá có thể là một giải pháp.

– Áp dụng phương pháp BPQL

Những lý do chính cho việc áp dụng BPQL gồm có:

  • Hiệu chỉnh hiện tượng thiếu dinh dưỡng

BPQL có thể nhanh chóng hiệu chỉnh hiện tượng thiếu dinh dưỡng vì phân bón được phun ngay vào chỗ đang thiếu. Thí dụ hiện tượng thiếu sắt có thể xảy ra khi cây trồng trên nền đất sét (độ pH cao). Phun hợp chất Fe-chelate (Fe-EDTA) có thể giải quyết vấn đề.

Ngăn ngừa hiện tượng thiếu dinh dưỡng: Khi phân bón xuống đất không phát huy được hiệu quả đối với một vài nguyên tố nào đó, thí dụ Mn trong vùng đất có độ pH cao, áp dụng PBQL (với Mn) có thể ngăn ngừa được hiện tượng thiếu Mn.

  • Thay thế hoặc bổ sung cho phương pháp bón phân qua rễ

Việc bón phân qua lá có thể phần nào thay thế phân bón qua rễ nhưng không bao giờ có thể thay thế hoàn toàn được. BPQL giúp duy trì sự phát triển và mạnh khỏe của cây trồng và làm gia tăng chất lượng của nông sản vì có thể áp dụng đúng lúc và đúng nơi, hoàn toàn độc lập với các điều kiện về đất đai và nhất là khả năng tác động nhanh của nó.

Sự gia tăng năng suất ngoài mong đợi sau khi áp dụng BPQL là do sự liên hợp dẫn đến hậu qủa gia tăng sự hấp thu dinh dưỡng từ bộ rễ. Sự gia tăng này là do việc BPQL đã tạo nên sự cân bằng các chất dinh dưỡng bị thiếu mà đó lại là yếu tố giới hạn sự quang hợp và sự sản xuất sinh học (Baier và Baierova, 1999). Những nhà nghiên cứu này đã thử phun qua lá một lượng 2.69kg N/ha và 0.96kg Mg/ha trên cây bắp và thấy rằng khả năng hấp thu gia tăng theo thứ tự là 55 kg N/ha và 6Kg Mg/ha so với đối chứng.

  • Gia tăng khả năng chống chịu sự phá hoại của sâu bọ và bệnh

Điều này dễ hiểu vì một cây trồng khỏe mạnh thì ít mẫn cảm với các loài sâu bọ và các loại bịnh hơn.

Một công thức phân bón kết hợp giữa P và K (PK 50-30 và chất phụ gia) đã được khám phá là có các tác dụng làm cho cây cứng cáp và khỏe mạnh hơn, giúp cho cây trồng tạo được khả năng chống lại sự phá hoại của loài nấm mốc sương trên cây bông hồng, cây cà tím và cà chua.

  • Gia tăng khả năng chống lại tuyết lạnh

BPQL có thể làm gia tăng sự tập trung các muối khoáng vào bên trong tế bào, làm hạ điểm đông của tế bào chất.

bon-phan-qua-la-phan-2-1 Bón phân qua lá phần 2

4. Khi nào thì xử dụng phương pháp BPQL

Để BPQL phù hợp, nên căn cứ trên những triệu chứng hiển nhiên có thể nhìn thấy theo kinh nghiệm (như thiếu dinh dưỡng) hoặc chẩn đoán dinh dưỡng qua lá.

Các nông gia trồng cây ăn trái ở Bỉ thường lấy lá để phân tích dinh dưỡng hai lần mỗi năm:

  • Khi kết thúc đợt nở hoa, lấy lá vào tháng 5 để phân tích N, P, K, Ca, Mg.
  • Cuối mùa của những mầm đầu năm khi lá đã phát triển trưởng thành, lấy lá để phân tích N, P, K Ca, Mg, Fe, Mn, Zn, Cu.

Hoàn thành kết quả của cả hai lần phân tích và đưa ra quy trình phân bón cho từng trường hợp cá thể vào cuối tháng 10.

5. Những đặc điểm của một sản phẩm PBQL tốt

Một sản phẩm PBQL tốt phải có các đặc tính sau:

  • Tan hoàn toàn trong nước.
  • Độ tinh khiết cao, không chứa các hợp chất độc.
  • Hàm lượng ammonia và sulphate thấp.
  • Không chứa Clor.
  • Khả năng kết tinh dạng kim cương trong ure thấp dưới 0.35%.
  • Các kim loại dưới dạng chelate.
  • Hàm lượng các gốc muối thấp.
  • Có thể dùng chung với thuốc BVTV.
  • Nhãn mác phải ghi rõ ràng hàm lượng các chất kết thành.

Ngoài ra, hướng dẫn sử dụng phải ghi rõ ràng trên nhãn về các vấn đề:

  • Liều lượng sử dụng (Kg hoặc lít/ha)
  • Số lần sử dụng.
  • Thời kỳ sử dụng trong chu kỳ sinh trưởng của cây trồng.
  • Những hạn chế khi sử dụng (nhiệt độ cao, không dùng ban ngày, cách pha chế…).
  • Địa chỉ liên lạc nếu muốn biết thêm thông tin.

bon-phan-qua-la-phan-2-4 Bón phân qua lá phần 2

6. Phương pháp BPQL và mức độ áp dụng

Nói chung những đề xuất về dinh dưỡng trong việc BPQL thường theo các thời kỳ trong quá trình sinh trưởng của cây trồng.

Ni tơ

  • Áp dụng trong giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng để gia tăng hàm lượng N trong lá cây và các phần khác của cây.
  • Ure hoạt động như một chất kích hoạt. Lớp cutin bao phủ bề mặt lá sẽ phồng lên sau khi ure được phun vào, điều này làm cho các loại PBQL khác xâm nhập dễ dàng.
  • Nitrate hoạt động như chất khơi mào cho sự hình thành hoa (cây xoài)

Photpho

  • Hoạt động như dưỡng chất khởi đầu cho cây từ giai đoạn mới ươm, kích thích sự phát triển bộ rễ khi chuyển ra trồng.
  • Sử dụng trước khi ra hoa cho cây đâm chồi và ra hoa mạnh mẽ.
  • Trong giai đoạn hình thành trái sẽ giúp cho trái cứng rắn và kéo dài thời gian trưng bày sau thu hoạch.
  • Áp dụng sau thu hoạch đối với các mô hoạt động để bồi hoàn dinh dưỡng cho cây.

Kali

  • Áp dụng trong giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng để gia tăng sự cứng cáp của cây.
  • Trong suốt giai đoạn ra hoa và hình thành trái sẽ làm gia tăng những thông số liên quan tới chất lượng trái (ví dụ: vị, hàm lượng K, nước cốt, hàm lượng vitamin C, hàm lượng các chất rắn hoà tan, , nhiều acid hơn, nhiều đường hơn, ít mẫn cảm hơn đối với các loại bịnh, vỏ trái tốt hơn, màu sắc đẹp hơn, khả năng chống hàn cao hơn, đồng nhất hơn) và số lượng (số lượng nhiều hơn, kích cỡ và trọng lượng trái, củ, hạt lớn hơn, nặng hơn, giảm hiện tượng rụng trái). Quá trình chín của trái bắt đầu sớm hơn và kéo dài được thời gian bày bán ngoài thị trường.
  • Áp dụng sau khi thu hoạch vào các mô năng động để bồi hoàn dinh dưỡng cho cây.

Mặc dù có những ngoại lệ không thể bỏ qua, nhưng mức độ áp dụng dưới đây được coi như quy định chung:

Độ đậm đặc 0.5 – 2% (0.5 – 2kg/100 lít nước)
Khối lượng Từ 300 – 600 lít/ha cho rau, các vụ mùa trồng trên đồng và bông hoa.
Từ 600 – 800 lít/ha cho nho.
Từ 1500 – 3000 lít/ha cho cây ăn trái.
Số lần sử dụng Từ 2 – 5 lần.
Khoảng cách Từ 7 – 14 ngày (có thể đến mỗi tháng một lần)

7. Những phát triển trong công nghệ PBQL

Để gia tăng hiệu quả của phương pháp Bón phân qua lá và hiệu lực của phân bón qua lá, những thành phần phụ trợ được thêm vào phân bón. Những chất này có thể là:

  • Chất phụ ích (làm ướt, kết dính, phân bố đều, chất phụ thấm …).
  • Chất kích thích và điều hoà tăng trưởng.
  • Acid Humic.
  • Các amino acid.
  • Chất kích thích sinh học.
  • Chất chiết xuất từ rong biển, tảo.
  • Chất thay thế các hợp chất chelate (phức hợp hoặc hữu cơ).
  • Dạng thức vật lý (tinh thể, huyền phù…).

bon-phan-qua-la-phan-2-3 Bón phân qua lá phần 2

8. Kết luận

Bón Phân Qua Lá, kể cả đối với dinh dưỡng đa lượng và vi lượng, là cần thiết để lạc quan hoá về năng suất, chất lượng dẫn đến gia tăng lợi tức cho nhà nông. Đối với nhiều vụ mùa ở khắp nơi trên thế giới, BPQL đã minh chứng tính hiệu quả tính hiệu lực của nó, do đó nông dân nên được khuyến khích áp dụng phương pháp này kể cả trên các loại cây trồng chưa được khảo nghiệm tới. Tài liệu này nhằm cung cấp những quy luật chung để áp dụng cho đúng phương pháp BPQL đối với các loại cây trồng như vậy.

Theo vuonhoalan.net

Check Also

Đánh bóng lá lan

Mang lan đi triển lãm, trưng bày mà lá lan bụi bậm, mốc meo hoặc …