Kỹ thuật trồng lan không đất

Trong giới trồng lan, kỹ thuật trồng lan không đất không còn quá xa lạ. Nhưng không phải ai cũng biết đến kỹ thuật này. Qua bài viết này, Ngọc điểm tết sẽ giới thiệu kỹ thuật này với các bạn.

ky-thuat-trong-lan-khong-dat-3 Kỹ thuật trồng lan không đất

Người chơi lan chuyên nghiệp không còn xa lạ với kỹ thuật trồng lan không đất. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rõ kỹ thuật này. Thông thường, trồng lan không đất được áp dụng cho những loại lan ngoại nhập, và nguyên liệu thay thế cho đất trồng chính là rêu, vỏ cây, cát.

1. Đặc điểm của kỹ thuật trồng lan không đất

Nếu không sử dụng đất để trồng thì bạn có thể chọn bất cứ loại vật liệu nào để làm giá thể trồng lan, từ cứng đến mềm, thậm chí là cả nước. Tuy nhiên, nếu trồng lan trong môi trường này, bạn cần có giải pháp khống chế, điều tiết các điều kiện như ánh sáng, nhiệt độ, nước tưới, không khí để phù hợp cho cây.

Ưu điểm của phương pháp trồng lan không đất là giá thể nhẹ, hút ẩm tốt, ngăn chặn được tình trạng thối rễ, đặc biệt là khả năng kháng bệnh cao. Ngoài ra, trồng lan không đất còn giúp gia tăng tỷ lệ nảy chồi và ra hoa.

ky-thuat-trong-lan-khong-dat Kỹ thuật trồng lan không đất

2. Một số loại giá thể hiện nay

Giá thể trồng lan được chia thành 2 loại là vô cơ và hữu cơ. Trong đó, giá thể hữu cơ tồn tại ở 2 dạng cứng và mềm, chủ yếu là vỏ cây, rễ cây mục, vỏ dừa, vỏ trấu, than củi, rêu,… Còn giá thể vô cơ gồm các loại đá cát (đá nham thạch, đá phong hóa, đá nhũ, đá trân châu), đá lửa, nhựa,…

3. Phương pháp xử lý giá thể

Dù sử dụng giá thể nào để trồng lan thì cũng phải tiến hành xử lý tiêu độc và diệt khuẩn. Đặc biệt, với giá thể hữu cơ cần đảm bảo 1 trong 3 cách sau đây:

– Rửa giá thể bằng nước sạch, sau đó đem đi phơi phô trong 3 ngày.

– Tiêu độc bằng hơi nước khoảng 2 tiếng.

– Ngâm giá thể trong nước hòa với bột vôi 5% khoảng 1 ngày, sau đó vớt lên để ráo.

ky-thuat-trong-lan-khong-dat-1 Kỹ thuật trồng lan không đất

4. Trình tự kỹ thuật trồng lan không đất

a. Điều chế giá thể

Không giống như đất, những loại giá thể này có khả năng giữ ẩm và phân bón kém, vì vậy cần điều chỉnh giá thể vô cơ và hữu cơ để tạo điều kiện tốt nhất cho cây lan, cụ thể là:

– Với lan thưởng lá nên sử dụng hoàn toàn giá thể vô cơ, bao gồm 3 phần nhựa, 3 phần ngói vụn, 4 phần đá.

– Với lan không thưởng lá nên sử dụng hoàn toàn giá thể hữu cơ, bao gồm 3 phần vỏ cây, 3 phần lá, 1 phần hạt, 1 phần mẫu vụn, 1 phần than.

– Ngoài ra có thể sử dụng giá thể gồm 7 phần vô cơ và 3 phần hữu cơ.

b. Chuẩn bị giá thể và chậu

Đặc trưng chậu trồng không đất là hình ống cao, có chân đế, xung quanh đáy chậu có các lỗ thủng. Chậu nên được rửa sạch, diệt khuẩn khoảng 2 tiếng để đảm bảo không tiềm ẩn mầm bệnh.

ky-thuat-trong-lan-khong-dat-2 Kỹ thuật trồng lan không đất

c. Chuẩn bị cây con

Loại bỏ đất trồng và rễ hư ra khỏi cây, sau đó ngâm cây trong dung dịch diệt khuẩn rồi vớt ra, để khô trước khi trồng.

d. Trồng cây vào chậu

Lót một lớp giá thể khô dưới đáy chậu, đặt giả hành vào chậu sao cho ngang với mặt chậu, sau đó vun giá thể lên giả hành, lớp bề mặt trên cùng đắp một ít rêu để giữ ẩm.

5. Chăm sóc

Lưu ý chế độ phân bón và nước tưới đối với kỹ thuật trồng lan không đất, cụ thể như sau:

– Cung cấp lượng nước nhiều hơn 3 – 4 lần so với trồng lan bằng đất. Thời điểm tốt nhất để tưới nước là 10 giờ sáng, 11 giờ trưa, 2 giờ chiều, 5 giờ chiều, 8 giờ tối.

– Chủ yếu sử dụng phân bón vô cơ như Scott của Mỹ vì các giá thể không có khả năng phân giải vi sinh vật phân hữu cơ.

Nguồn phonglanvn.info

Check Also

Lan Thủy Tiên

Hoàng thảo thủy tiên hay kiều là loài phong lan rừng đẹp được nhiều người …