Bí quyết thuần dưỡng và chăm sóc lan rừng

Trong các loại lan hiện nay thì lan rừng vẫn được rất nhiều nhà chơi lan lựa chọn bởi lan rừng vẫn giữ được vẻ đẹp tự nhiên, hoang dã. Tuy nhiên, trồng lan rừng người chơi gặp khó khăn nhiều hơn các loại loại lan khác, vì lan rừng khi bạn đem về trồng trong môi trường trong nhà sẽ phát triển kém, héo rũ hoặc không ra hoa. Để giúp những nhà chơi lan có thể yên tâm với những giò lan của mình, chúng tôi xin chia sẻ một số kinh nghiệm về cách thuần dưỡng và chăm sóc lan rừng.

Do đặc điểm của lan rừng thường sống bám vào cây tươi, vì vậy theo kinh nghiệm dân gian thì trước khi đưa lan vào trồng trong chậu cần chăm sóc cho cây quen dần, không bón thúc phân hóa học quá sớm. Nên dùng vỏ gỗ mục bó lan lại sau đó để ở nơi thoáng mát, ngày tưới vài ba lần bằng cách phun sương vào rễ, thân, lá. Chăm sóc như vậy khoảng 1 tháng thì có thể chiết cành cho vào giò. Giò lan nên làm bằng mùn cưa hay xơ dừa và không được nén chặt.Thi thoảng bạn nên đưa lan ra ngoài trời đêm. Khi trồng lan rừng bạn cần phải lưu ý một số đặc điểm quan trọng đó là: tránh để lan ở những nơi có ánh sáng gay gắt chiếu vào, không nên bón nhiều phân hóa học, chỉ cần bón đủ nước, điều kiện ánh sáng phù hợp là cây sẽ phát triển tốt.

bi-quyet-thuan-duong-va-cham-soc-lan-rung Bí quyết thuần dưỡng và chăm sóc lan rừng

Nếu bạn muốn lan ra hoa vào đúng dịp lễ tết bạn nên bón phân lá dành riêng cho lan. Tuy nhiên, cũng nên hạn chế vì sau mỗi lần bón thúc thì lan sẽ yếu sức. Để lan phát triển tốt thì sau 2 tháng bạn nên thay lót giò lan một lần, ngắt bỏ những hoa tàn tập trung chăm sóc dưỡng thân cây. Chỉ cần tưới nước nhẹ vài ba lần mỗi ngày không cần bón phân.

Lan rừng nếu thiếu ánh sáng thì sẽ giảm năng suất ra hoa, chất lượng hoa không đẹp. Tuy nhiên, nếu ánh sáng chiếu trực tiếp vào nhất là nắng quái chiều sẽ làm hòa tàn nhanh mặc dù vẫn được cung cấp đầy đủ nước và khoáng hòa tan. Dưới đây là một số biện pháp để bạn có thể chủ động tránh được những tác hại của nắng hạn:

Đối với phong lan: không để ánh sáng chiếu trực tiếp vào giỏ lan, nhất là nắng quái chiều. Nếu bạn trồng nhiều thì phải làm giàn cho lan bằng nylong có lỗ để lan quang hợp. Sử dụng hệ thống tưới phun sương vào sáng sóm và chiều tối, lượng nước vừa đủ để làm mát, ướt rễ và dự trữ, tránh tưới nước xối xả vào cây vì như vậy sẽ làm thất thoát chất khoáng của cây.

Đối với lan địa: chăm sóc như đối với phong lan, đất phải tơi xốp, nhiều màu ở thể hữu cơ đang hoai mục là tốt nhất. Tránh gió lùa qua phần nổi của cây, làm mát bằng hệ thống phun sương, nên loại bỏ ngay những lá già để ngăn chặn phát sinh bệnh, tỉa những rễ, cành khô hết chức năng hấp thụ nước và chất khoáng.

Lan rừng Việt Nam có khoảng trên 800 loài, dựa vào hình thái, cấu trúc thân cây, hoa lan được phân thành hai nhóm: nhóm đa thân và nhóm đơn thân. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu một số cây lan rừng tự nhiên của Việt Nam thuộc nhóm đơn thân được trồng phổ biến hiện nay:

1. Lan hỏa hoàng
Cây thân nhỏ, lá dày, mọc 2 dãy đều nhau, dày cứng màu xanh bóng. Hoa đứng thẳng mọc ra từ nách lá, chùm hoa mang nhiều hoa nhỏ xếp dày đặc, đài và cành hoa giống nhau, nở xòe rộng màu vàng cam rất đẹp. Môi gắn chặt vào gốc trụ, phân 3 thùy: thùy bên nhỏ, đứng, thùy giữa to dạng lưỡi có túi cựa. Nở hoa vào khoảng tháng 3-4, hoa nở khoảng 1-2 tuần. Về điều kiện sinh thái của lan hỏa hoàng đó là: nhiệt độ từ 20-25 độ C, ánh sáng từ 70-80 %, độ ẩm 40-70%.

bi-quyet-thuan-duong-va-cham-soc-lan-rung-1 Bí quyết thuần dưỡng và chăm sóc lan rừng

2. Lan ngọc điểm
Cây thuộc nhóm đơn thân, tăng trưởng theo chiều thẳng đứng, có rất nhiều rễ gió mọc thẳng từ thân. Lá dày, hẹp tận cùng có 2 thùy, có nhiều sọc nhạt màu chạy dọc theo chiều dài của lá. Cuống hoa thường cong, dài khoảng bằng chiều dài của lá, mang nhiều hoa màu trắng có điểm tím, môi có 3 thùy. Hoa có mùi thơm dễ chịu, nở hoa vào tháng 12 đến khoảng tháng 1-2, ngay vào dịp tết nguyên Đán nên được rất nhiều người ưa chuộng. Về điều kiện nhiệt độ từ 25-30 độ C, ánh sáng từ 60%, độ ẩm từ 40-70%.

lan-ngoc-diem-rung-1 Bí quyết thuần dưỡng và chăm sóc lan rừng

3. Lan hải yến
Cũng giống như ngọc điểm nhưng thân lá nhỏ hơn, màu xanh mướt, lá xếp như rãnh, giữa cong oằn xuống, 2 thùy lá không đều nhau. Phát hoa đúng thẳng, hoa màu trắng, ở phần chót có màu xanh lam, môi màu xanh hoa cà. Hương thơm đài các, cây nở hoa vào khoảng tháng 3-5. Về điều kiện nhiệt độ từ 20-25 độ C, ánh sáng 60%, độ ẩm 40-70%.

lan-hai-yen Bí quyết thuần dưỡng và chăm sóc lan rừng

4. Lan bạch vĩ hỗ ( đuôi chồn, đuôi sóc, sóc lào)
Lá dài, hơi mỏng và cong quặn, chót lá phân thùy. Phát hoa dài, rũ thong, mang nhiều hoa màu trắng hồng điểm tím, hoa có mùi thơm khá nồng, nở vào khoảng tháng 5-7. Về điều kiện nhiệt độ từ 20-25 độ C, ánh sáng 60%, độ ẩm 40-70%.

lan-bach-vi-ho Bí quyết thuần dưỡng và chăm sóc lan rừng

5. Lan hồng ngọc
Cây thẳng đứng, lá dày xếp thành hai dãy đối xứng, màu xanh hơi vàng và hơi nhăn nheo, có 2 thùy không đều nhau. Phát hoa cong hay thong, hoa màu trắng hồng với nhiều đóm đỏ hồng hay tím hồng, môi hầu như không có cựa, có 3 thùy, thùy giữa hình tam giác màu tím đậm, hoa thơm lâu tàn, nở từ mùa hè đến đầu màu thu. Về điều kiện nhiệt độ từ 20-25 độ C, ánh sáng 50%, độ ẩm 40-70%.

lan-hong-ngoc Bí quyết thuần dưỡng và chăm sóc lan rừng

6. Lan bò cạp tía
Thân khá dài, leo bò và phân nhánh. Lá tròn, dài, đầu lá có 2 thùy, mọc cách. Phát hoa dài đứng. Hoa to màu khảm, có nhiều vết rằn ri màu nâu tía. Lá dài và cánh hoa bằng nhau, hẹp dài, trải ra, hơi rộng ở đỉnh, đỉnh lệch cong về phía bên dưới. Hai lá đài bên cong như hai càng của con bò cạp nên được gọi là lan bò cạp. Nở hoa vào tháng 3-5, hoa lâu tàn có mùi thơm.

lan-bo-cap-tia Bí quyết thuần dưỡng và chăm sóc lan rừng

Lan bò cạp rất dễ trồng, trồng ghép với gốc cây hoặc trồng như hoa lan cắt cành, có nơi trồng vào hàng rào, loài này có rất nhiều ánh sáng, có thể trồng ngoài nắng.Về điều kiện nhiệt độ từ 25-30 độ C, ánh sáng 70-100%, độ ẩm 40-70%.

Check Also

Đánh bóng lá lan

Mang lan đi triển lãm, trưng bày mà lá lan bụi bậm, mốc meo hoặc …