1. Thay chậu
Thay chậu là chuyển trừ chậu nhỏ sang chậu to với mục đích tạo môi trường sống tốt hơn cho cây. Thông thường trên 2 năm các dưỡng chất của giá thể sẽ bị tiêu hao nhiều, không đủ dưỡng chất cung cấp cho cây phát triển.
Bạn có thể tiến hành thay chậu vào bất cứ thời gian nào trong năm, thường thì trong thời gian cây nghỉ là hợp lý nhất. Đối với lan nở vào mùa xuân thì thay chậu vào cuối tháng 9 đến tháng 11 hoặc trước khi chồi mới mọc. Đối với lan nở vào mùa hè thu thì thay chậu vào đầu tháng 4.
Trước khi thay chậu bạn cũng cần phải chuẩn bị giá thể mới để tăng dưỡng chất, được khử trùng ở nhiệt độ cao. Trước khi thay chậu thì ngừng tưới nước để tránh làm tổn hại cho rễ. Khi tách cây khỏi chậu dùng kéo cắt bỏ những rễ già, dập nát, miệng vết cắt nên bôi bằng bột than củi hoặc lưu huỳnh, tiến hành các dụng cụ và môi trường. Đối với việc chọn chậu thì cũng nên chọn chậu có khả năng thoáng khí, thoát nước tốt để cây sinh trưởng và phát triển tốt.
2. Cắt tỉa và dựng cọc đỡ
Lan là loài thực vật sống lâu năm, tuy nhiên sau một thời gian thì lá và giả hành của cây bị già làm ảnh hưởng đến quá trình lưu thông và cây dễ bị bệnh, lúc này bạn nên cắt tỉa những phần không cần thiết.
Vậy nên cắt tỉa những phần nào trên cây lan?
– Những ngọn lá bị khô quăn, hay giả hành xuất hiện sâu gây bệnh.
– Những lá không còn khỏe mạnh tùy vào tình hình thực tế mà bạn xem có nên cắt bỏ hay không.
– Nụ và hoa cũng làm tiêu hao một lượng lớn chất dinh dưỡng, do vậy chỉ nên để lại 1-2 nụ hoa không nên để lại quá nhiều.
– Nếu không cần để hạt làm giống thì khi thấy hoa có biểu hiện bắt đầu héo rụng thì bạn nên cắt bỏ.
Bạn nên lưu ý là tất cả các dụng cụ dùng để cắt tỉa đều phải được khử trùng bằng fommalin, KmgSO4, bạn cũng có thể luộc hoặc hơ qua lửa.
Những loại lan ngoại thường có dáng cao vì vậy bạn nên dựng cọc đỡ bằng tre, trúc để giữ cho thân hoa luôn thẳng đứng đảm bảo được vẻ thẫm mỹ.