Trước đây, ngọc điểm tết từng giới thiệu đến bạn những cách trồng lan phổ biến hiện nay. Hôm nay cũng với chủ đề này, chúng tôi sẽ tiếp tục giới thiệu đến bạn những cách trồng lan khác mà giới chơi lan đã và đang sử dụng hiện nay.
1. Trồng lan thủy canh
Có thể chủ động điều chỉnh dinh dưỡng cho cây, có thể dễ dàng loại bỏ các chất gây hại cho cây và không có các chất tồn dư.
Tiết kiệm nước do cây sử dụng trực tiếp nước trong dụng cụ đựng dung dịch nên nước không bị thất thoát do ngấm vào đất hoặc bốc hơi.
Giảm chi phí công lao động do không phải làm một số khâu như làm đất, làm cỏ, vun xới và tưới.
Dễ thanh trùng vì chỉ cần rửa bằng formaldehyt loãng và nước lã sạch.
– Một số hạn chế
Yêu cầu kỹ thuật cao: Khi sử dụng kỹ thuật thủy canh yêu cầu người trồng phải có kiến thức về sinh lý cây trồng, về hóa học và kỹ thuật trồng trọt cao hơn vì tính đệm hóa trong dung dịch dinh dưỡng thấp hơn trong đất nên việc sử dụng quá liều một chất dinh dưỡng nào đó có thể gây hại cho cây, thậm chí dẫn đến chết.
Đòi hỏi nguồn nước đảm bảo tiêu chuẩn nhất định: Theo Midmore thì độ mặn trong nước cần được xem xét kỹ khi sử dụng cho trồng rau thủy canh, tốt nhất là nhỏ hơn 2.500 ppm.
2. Bán thủy canh
Không lo độ ẩm, cây được cung cấp đủ 100% lượng nước mỗi ngày với 24/24, trồng chậu to cả tuần mới châm nước 1 lần (kết hợp xả muối luôn).
Phân thuốc bón cực ít mà cây ăn phân cả tuần (một số dung dịch thủy canh có các hợp chất tổng hợp khiến cây rất ít phải ra nắng quang hợp đấy…), đảm bảo không bao giờ bị sên ăn chồi non hay rễ…vì sên không thể sống ở môi trường ẩm độ cao – nhưng lại cực thoáng cho mọi loại rễ của hầu hết các loại lan nhé.
Giá thể viên đất sét bền vĩnh cửu (đầu tư 1 lần là xong – giá tầm 3.000-5.000 đồng/kg tùy kích thước).
Trồng cực sạch sẽ nhé (nếu trồng pp bán thủy canh Version 2 – chậu bằng thủy tinh và không đục lỗ bên hông thì trưng bày nơi làm việc cực đã nhé).
Rất ít thời gian chăm sóc (nếu không bón phân có gốc muối) thì 1-3 tháng mới phải thay nước 1 lần… đi xa cả tháng về cây lan vẫn sống khỏe mạnh.
Yên tâm khoản rễ không mọc lòng thòng ra ngoài… hư rễ khi va chạm, hay dễ bị tổn thương do môi trường… rễ ở trong chậu luôn ẩm ướt nên ko mọc ra ngoài và chúng rất khó (lâu bị hư) nếu không bị cháy do ko thay nước hay xả muối.
Ưu điểm lớn nữa là rất dễ thay chậu (to hơn) do rễ không bám vào thành chậu và không bám chặt vào viên đất sét nung (rất dễ gỡ chúng ra mà không sợ bị tổn thương 1 chút rễ)
Tách chiết dễ dàng, cây sau tách chiết vẫn cực khỏe để sinh tồn (duy trì nòi giống và phát triển) …
Dễ trồng, dễ chăm sóc và tiết kiệm rất nhiều công sức, tiền bạc.
Sưu tầm