Lan Thủy Tiên

Hoàng thảo thủy tiên hay kiều là loài phong lan rừng đẹp được nhiều người yêu thích. Có nhiều loại thủy tiên đẹp với nhiều mặt hoa mê mẩn lòng người. Hãy cùng Ngọc điểm tết tìm hiểu về Lan Thủy Tiên qua bài viết này nhé.

lan-thuy-tien-8 Lan Thủy Tiên

  • GIỚI THIỆU

Lan Thủy Tiên từ miền Trung đổ ra gọi là Kiều, còn miền Nam, các tỉnh Tây nguyên gọi là Thủy Tiên, tên nào cũng đẹp vì vậy chúng ta chẳng cần phải thống nhất tên gọi của loài lan này làm gì nhưng khi ai đó gọi là Kiều mình cũng hiểu đang nói đến lan Thủy Tiên, mà ai nói Thủy Tiên thì cũng hiểu đang nói đến Kiều. Nhưng ở đây chúng ta gọi một tên thống nhất là Lan Thủy Tiên.

Để phân biệt các loại lan Thủy Tiên cũng tương đối dễ nhìn chung cây có giả hành lớn, có thân tròn và thân vuông, có loại thân nâu và có loại thân màu xanh, mập to.

Môi trường sinh trưởng và phát triển tốt nhất cho cây: nơi có khi hậu mát mẻ, có ánh sáng chiếu vào buổi sớm. Thích hợp trồng ghép lũa, trồng với dzớn và có thể trồng vào chậu nhựa.

lan-thuy-tien-9 Lan Thủy Tiên

Nhóm Thủy Tiên rất hấp dẫn bởi màu sắc tươi sáng của hoa và vẻ dịu dàng thanh nhã của chùm hoa nên rất được ưa chuộng nhưng rất tiếc là chúng chóng tàn, Lan thủy tiên (Lan kiều) chỉ 5-10 ngày mà thôi và nhất là tuy dễ trồng nhưng lại khó ra hoa ở vùng đồng bằng. Thời gian ra hoa từ khoảng tháng 2-5 âm lịch.

Để cây lan thủy tiên phát triển tốt cần ẩm nhiều và nắng nhiều, và cây cần có khô và lạnh để lan thủy tiên ra hoa vì vậy bạn không nên tưới nhiều nước khi mùa mưa đã hết. Và khoảng thời gian để cây có thể ra hoa ở miền Nam là khoảng tháng 11-12, chỉ tiếc là cái lạnh đến quá trễ cho nên Thủy Tiên trắng thường ra hoa sau những ngày Tết. Thủy Tiên vàng lại siêng hoa hơn nhưng hoa ngắn và thưa, không đẹp rực rỡ như ở xứ lạnh (Sự kết hợp màu sắc của vàng và màu cam và các phân đoạn hoa trắng là một đặc tính nổi bật của lan thủy tiên), nhất là chúng ra hoa thất thường trong năm.

  • PHÂN BỐ

lan-thuy-tien-2 Lan Thủy Tiên

Đa số chúng xuất xứ ở vùng núi rừng có cao độ cao nên phải chịu một cái lạnh và một thời kỳ khô để chúng ra hoa. Vì vậy, nhóm lan Thủy Tiên rất dễ trồng và ra hoa tốt ở vùng có lạnh như Đà Lạt, Ban Mê Thuột, Pleiku trở ra… và cũng vì vậy ở châu Âu, châu Mỹ người ta rất ưa chuộng. Lan Thủy Tiên sống phổ biến từ Phú Thọ đến Tây Nguyên, cây ưa lạnh nhưng có khả năng chịu được khô hạn rất tốt, thích ánh sáng và tưới nước nhiều.

  • CHĂM SÓC

Cách Trồng Lan Thủy Tiên

Nếu mua cây đã vào chậu hoặc ghép với dzớn hay gỗ (lũa) bạn có thể tham khảo cách trồng và tư vấn từ người bán lan. Còn nếu bạn mua cây từ rừng về thì đành phải chăm sóc theo cách bài bản khác để cây lan không bị thối thân, thối lá, nấm bệnh, và phát triển chậm.

Khi mới đưa Lan Thủy Tiên từ rừng về chúng ta chịu khó phân chia rõ ràng nhánh khỏe riêng, nhánh già và nấm bệnh riêng để bắt đầu các bước tiếp theo. Chẳng ai khi mới đưa lan từ rừng về và bắt đầu trồng ghép gỗ ghép lũa luôn cả, vì cây còn yêu và chưa phân riêng ra cây rất dễ lây bệnh và chết lan. Đối với các nhánh nhiều thân tơ khỏe bạn có thể vào chậu hoặc ghép lũa luôn, còn với nhánh già chúng ta treo ngược lên, đợi cây nhúm mầm non rồi trồng tiếp. Quá trình này cũng mất khoảng 10 ngày đến một tháng. Trong thời gian này chúng ta tưới nước ít thôi, khoảng 1 lần/ 1 tuần, để kích thích cây ra rễ.

lan-thuy-tien-1 Lan Thủy Tiên

Chất trồng lan: Chúng ta trồng Thủy Tiên nếu vào chậu bạn nên trồng với dzớn cục, dzớn vụn, với vỏ gỗ, còn ngược lại bạn có thể ghép lũa đều được. Sau khi cây ra rễ con và nhú các mầm non lúc này chúng ta bắt đầu tưới nước và pha phân bón kích thích ra rễ để đấy mạnh quá trình phát triển cho cây lan.

Đừng tiếc những mầm đã quá già và những mầm có dấu hiệu nấm bệnh, cứ bỏ nó đi, vì nhưng mầm đó không nhưng lây bệnh cho toàn vườn lan của gia đình mà con khiến chúng ta phải quan tâm và chăm sóc nhiều hơn. Chúng ta nên tập trung vào nhưng nhánh khỏe chăm sóc tốt thì cây sẽ đẻ cây con nhanh hơn. Đối với Lan Thủy Tiên trồng loài ra hoa vào mùa hè anh em thường không chăm chút và tốn nhiều công sức, vì chỉ cần ra hoa là được, còn những giống ra hoa vào mùa xuân đòi hỏi bạn phải căn nước, căn phân và thậm chí là phải chú trọng thời tiết hơn rất nhiều để cây lan có thể ra hoa vào đúng những ngày lễ tết, để tăng thêm được giá trị kinh tế.

Nhân giống và phát triển

Lan Thủy Tiên không nhân giống và phát triển được như những loài lan thân thòng khác, Thủy Tiên có đặc thù riêng, cây chỉ đẻ nhánh con ở gốc, không đẻ ra từ mắt lá, vì vậy quá trình nhân giống diễn ra chậm và cần phải có thời gian. Đặc biệt đối với những thân nhánh khỏe thì ra hoa không giới hạn, một lần có thể ra ba đến bốn rò bông, nở thành chùm rất đẹp. Năm nay nhanh này ra bông rồi, năm sau nhánh đó vẫn tiếp tục có thể sẽ ra bông tiếp, nhưng ở mắt lá khác.

  • BỆNH

Khi cây Lan của bạn gặp phải loại nấm làm đen thân, bạn nên tách những cây bị bệnh để riêng, sử dụng thuốc phòng, nhiều người trồng còn nhúng nguyên cây vào thuốc. Nếu cây lớn hơn thì cắt bỏ phần thối rồi phun thuốc diệt nấm như Carboxin 1/2000; Zineb 3/2000; Benlat 1/2000.

Bệnh đốm lá: Do nấm Cercospora sp. gây nên

Bệnh thường phát sinh mạnh trên loài lan Dendrobium sp., bệnh thường gặp trong mùa mưa do độ ẩm quá cao. Phun thuốc trừ nấm giống như ở bệnh đốm lá.

Bệnh thán thư: Do nấm Collectotrichicum sp. gây ra

Người trồng Lan nên phòng bệnh cho cây trước khi bước vào mùa mưa bằng cách thường xuyên cắt bỏ lá vàng và phun thuốc diệt nấm 5-7 ngày/1 lần

Bệnh thối mềm vi khuẩn: Do vi khuẩn Pseudomonas gladioli gây ra

Nhận diện bệnh qua biểu hiện: Bệnh có hình dạng bất định, dấu hiệu ủng nước, màu trắng đục,bệnh lan ra theo chiều rộng của lá. Gặp thời tiết ẩm ướt mô bệnh bị thối úng, thời tiết khô hanh mô bệnh khô tóp có màu trắng xám.

lan-thuy-tien-3 Lan Thủy Tiên

Bệnh thường gặp ở lá già, những cây Lan được chủ không chăm sóc hay thiếu dinh dưỡng trầm trọng. Ban đầu, trên lá chỉ xuất hiện những vệt vàng sau đó hinhf thành những đốm nhỏ màu đỏ rồi lớn dần, có thể xuất hiện ở cả 2 mặt lá và cuối cùng là rụng lá. Khi bệnh nặng lên, các lá non cũng bị nhiễm. Những cây non 3 thắng tuổi còn yếu ớt dễ mắc bệnh thối rễ, thối bẹ lá, đọt non nên người trồng đặc biệt quan sát cât thường xuyên trong giai đoạn này.

Để phòng trừ bệnh do nấm, trước hết cần bảo đảm cho cây đủ dinh dưỡng và tỷ lệ N:P:K phải cân đối. Ánh sáng phải đầy đủ để giữ độ cứng cho lá. Dư N và thiếu K hay không đủ ánh sáng thường làm cho lá mềm, dễ gãy, dễ nhiễm bệnh.

Phun thuốc phòng ngừa thường xuyên 1 tháng 1 lần đến 2 lần. Nếu thấy bệnh xuất hiện cần phun nhiều hơn (1 tuần 2 đến 3 lần) cho đến khi triệu chứng bệnh giảm thì trở lại phun theo cách phòng ngừa.

Các thuốc có thể sử dụng là: Aliette 2/1000; Rovral 2/1000: trừ bệnh thối đọt, thối cổ rễ ở cây con. Zineb 2/1000, Maneb 2/1000, Captan 2/1000; Benlate 1/1000; cerezan 1/1000… Các thuốc có chứa gốc Cu (Đồng) chỉ nên sử dụng ở cây trưởng thành và không nên dùng nhiều lần trong một thời gian ngắn. Lá bị gãy do dư N, thiếu K hay do thiếu ánh sáng.

  • TÁC DỤNG Y HỌC

Trong cây có Scopoletin và Scoparone có hoạt tính ngăn chặn sự kết tụ tiểu cầu (Phytochemistry Số 57-2001).

lan-thuy-tien-4 Lan Thủy Tiên

Tác dụng của các polysaccharides trong Dendrobium:

Một số hoạt tinh sinh học của lan Dendrobium đã được xác định là do những polysaccharides thô (CPs) có trong lan. Các CPs này có những tác động trên các hoạt động của đại thực bào như kích khởi sự thực bào, sự tiết NO và những cytokines IL-1-alpha, IL6, IL10 và THF-alpha.

Hàm lượng polysaccharides trong Dendrobium được ghi nhận là từ 3.6-13.4 %. Tỷ lệ này thay đổi tùy loài và nơi sinh sống. Lượng carbohydrate tổng cộng cũng thay đổi 70.8-93.0 %. Tỷ lệ hoạt chất cao nhất trong Den. officinale, sau đó là D.huanshanese (loài dùng làm thuốc tại Taiwan), D. nobile.

Đa số polysaccharides thuộc loại beta-(1->4) và (1->6) mannose , những mannose này được cho là có ái lực với những thụ thể mannose/glucan, thụ thể dectin-1 và thụ thể loại Toll 2/4 nhờ đó kích khởi các hoạt động thực bào, tạo phản ứng chống oxy-hóa, gây phân hóa nội bào và tạo yếu tố kappa-B nơi nhân tế bào. (Molecules Số 8-2013).

Tại Trung Hoa, Cơ quan Kiểm soát Thuốc và Thực phẩm hiện cho phép lưu hành trên thị trường trên 50 chế phẩm thuộc loại ‘thực phẩm chức năng’ có chứa polysaccharides từ Dendrobium và quảng cáo là giúp tăng cường sức khỏe, tăng sự miễn nhiễm, chống lão hóa.

  • GIÁ TRỊ KINH TẾ

lan-thuy-tien-5 Lan Thủy Tiên

Hoa phong lan Thủy Tiên người ta thường trồng và cho ra hoa vào dịp tết Cổ Truyền nên có giá trị kinh tế rất cao, vào dịp tết giá của mỗi giỏ hoa lan thủy tiên tăng đột ngột và được nhiều người ưa chuộng tạo
nên thu nhập cho người trồng lan. Ngoài ra, hoa lan thủy tiên còn là nguồn gen thực vật quý hiếm cần được bảo tồn, có tác dụng chữa bệnh và là đồ vật trang trí trong nhà, văn phòng…

  • Ý NGHĨA

lan-thuy-tien-6 Lan Thủy Tiên

Hoa Thủy Tiên biểu tượng cho sự sang trọng và kiêu sa nhưng ý nghĩa của nó lại là yêu chính mình và một chút tính ích kỉ.

  • PHÂN LOẠI

lan-thuy-tien-7 Lan Thủy Tiên

Lan Thủy Tiên Hường- Kiều miền Trung

Thân tròn, màu nâu, xám đen, lá bản to, dày, mọc so le, quanh năm xanh tốt, so với những anh em Thủy tiên khác Thủy Tiên miền Trung hoa hơi thưa. Hoa nhợt nhạt nhìn không quyễn rũ và thu hút người chơi.

Lan Thủy Tiên Tím Huế:

So với tím Hường bên trên (miền Tím miền Trung) thì Tím Huế hoa nở sớm hơn, vào khoảng tháng 4-5 hoa có hương thơm nhẹ nhàng. Hình dáng bên ngoài cũng giống với Thủy Tiên Hường.

Lan Thủy Tiên Vuông:

Kiều Vuông, thân vuông, hoa cánh trắng môi vàng nhẹ, bông to và dày bông, hoa nở 7-15 ngày là tàn khu vực Lâm Đồng hoa nở vào mùa xuân, giả hành lớn, nhìn rất khủng, sinh trưởng và phát triển tốt nếu được tạo điều kiện thuận lợi, thích hợp trồng với dzớn cục, hoặc thân gỗ lớn, có vỏ xù xì, cứng.

Rất nhiều nghệ trồng Thủy Tiên Vuông thành công cho hoa rất đẹp, và nở nhiều, so với nhiều loài lan khác Thủy Tiên Vuông cũng được nhiều anh em yêu thích không chỉ hỏ nở vào tết cổ truyền mình mà còn tỏa ra một hương thơm dịu dàng.

Lan Thủy Tiên mỡ gà:

Thủy Tiên mỡ gà hình dáng bề ngoài cũng có những nét giống như Thủy Tiên miền Trung và Thủy Tiên Tím Huế, thân tròn dài, lá mọc đối xứng, to và dày bản. Chỉ có điều hoa nở có màu vàng nhạt, hoa nở nhiều và có hương thơm.

Lan Thủy Tiên môi tua:

Khác với những họ trên một chút Thủy Tiên môi tua có gốc nhỏ, thân có một đoạn phì to còn lại thuân dài đến ngọn, hoa cũng cũng nở thành chùm rũ xuống.

Theo salaviet.com

Check Also

Kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến

Trong những bài viết trước đây Ngọc điểm tết đã giới thiệu đến bạn cây …