Có thể nói trồng lan là một công việc rất công phu đòi hỏi người trồng lan phải tìm hiểu cẩn thận, trao đổi để thu thập kinh nghiệm. Nếu bạn chăm sóc lan không đúng quy trình kỹ thuật sẽ làm giảm khả năng sinh trưởng, giảm giá trị thẫm mỹ của hoa lan. Sau đây chúng tôi xin chia sẻ một vài kinh nghiệm để bạn có thể chăm sóc và cứu lan khỏi bị chết:
Tưới nước tưởng chừng như một công việc rất đơn giản nhưng đối với lan thì đó là một công việc quan trọng. Theo kinh nghiệm của những nhà chuyên trồng lan thì có tới 90% lan chết là do mắc lỗi ở khâu tưới nước. Bên cạnh, việc bón phân cũng rất quan trọng, bạn bón phân không đúng cách lan sẽ lớn chậm hoặc có khi cây sẽ chết.
Nếu bạn chưa có nhiều kinh nghiệm trồng lan thì tốt nhất là bạn nên chọn những giống lan dễ trồng, còn đối với những cây lan lạ bạn nên tìm hiểu đặc tính cũng như kỹ thuật trước khi mua về.
Người trồng lan phải tìm hiểu kỹ về tưới nước, bón phân, các loài nấm, sâu bệnh gây hại trên lan. Nhiều người vẫn xem chơi lan như một thú chơi tao nhã, vậy bạn cũng hãy coi việc chăm sóc lan cũng lá một thú vui hàng ngày của mình.
Từ khi cây có triệu chứng cho đến lúc cây chết cũng sẽ trải qua một thời gian khá dài đủ để bạn có thể cứu chữa. Nếu cây không tăng trưởng thì bạn nên chú ý đến yếu tố môi trường, vị trí đặt cây, đủ nắng hay thiếu nắng, thừa nắng. Nếu đặt cây ở vị trí đó mà cây không phát triển thì bạn nên chuyển cây sang một vị trí khác, khi thấy mầm non và rễ xuất hiện có nghĩa là cây đã thích nghi với chỗ ở mới.
Khi thấy lá tự nhiên đổi màu vàng, rũ xuống, rễ thâm đen chỉ còn gân ở giữa báo hiệu cây lan của bạn bị thừa nước do bạn tưới nhiều nước hoặc cây không thoáng nước được. Các đầu lá sau một thời gian bón phân bị khô cháy cho biết cây đã bón quá nhiều phân. Lúc này bạn nên kiểm soát lại nồng độ phân và khoảng cách của mỗi lần tưới.
Đối với việc trồng lan bạn nên thường xuyên chú ý những thay đổi trên lá, rễ để chuẩn đoán bệnh và chữa trị kịp thời. Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp bạn cứu được những cây lan đang có dấu hiệu bị chết nhé!